Trên thiết bị MCB Schneider có rất nhiều thông số mà nhiều người không có chuyên môn hoặc chuyên môn chưa cao khi nhìn vào không thể hiểu được. Vậy làm sao để bạn có thể hiểu được các thông số định mức trên nhãn MCB Schneider?
MCB là gì?
MCB (Miniature Circuit Breaker) là một loại thiết bị bảo vệ phổ biến nhất hiện nay (giống như cầu chì) được dùng nhiều trong các hệ thống điện dân dụng cũng như hệ thống điện công nghiệp. Nó mang lại rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống và là thiết bị rất quan trọng.
Làm sao để đọc được các thông số kỹ thuật của MCB Schneider?
Bạn được 1 anh thợ điện nhờ hỗ trợ mua MCB tại của hàng điện. Khi đến với cửa hàng bạn chỉ nhớ được tên của thiết bị theo lời nói của thợ điện. Nếu bạn là 1 người ngoài ngành điện thì thật sự rất khó khăn để hiểu được điểm kỹ thuật của MCB. Nếu như chỉ nghe theo lời tư vấn của người bán hàng rồi mua thì có thể là một lựa chọn sai lầm. Thợ điện hoặc nhân viên bán hàng chỉ gợi ý cho bạn những sản phẩm đúng, nhưng nếu bạn hiểu thêm 1 chút về sản phẩm cần mua thì điều này sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp hơn.
Quyết định chọn MCB là rất đơn giản. Hầu hết các thông số cần thiết đều được in bên ngoài MCB. Chúng ta sẽ giải thích cơ bản về các thông số bên ngoài này.
Hướng dẫn cách đọc thông số kỹ thuật của MCB Schneider |
Dưới đây là các loại nhãn ghi thông số MCB, các thông số quan trọng được in trên nó. Dưới đây là các thông số điển hình được in trên MCB
Thông số cơ bản MCB:
- Product Model No (số model sản phẩm)
- Max Current Rating (giá trị dòng điện lớn nhất tiếp điểm chịu được)
- Operation Symbol (ký hiệu hoạt động)
- Breaking Capacity Type
- Breaking Capacity (Max Short Circuit Current)
- Operating Voltage (230V, 400V, 440V) (điện áp hoạt động)
- Tripping Curve Type (loại đặc tính tải)
- Energy Class (lớp năng lượng)
- ON-OFF Indication (Hiển thị tình trạng On-Off)
- Catalog No (số Catalog)
Có rất nhiều thông số chất lượng MCB nên được đánh giá nhưng mục đích của bài viết này là để cho bạn biết các thông tin in trên MCB.
Model number: Đây là mã cụ thể cho mỗi thiết bị điện mà hãng sản xuất dán lên cho sản phẩm của họ khi cho ra thị trường. Người bán hoặc nhà sản xuất sẽ dễ dàng quản lý các sản phẩm này hơn.
MCB Current and Curve Rating: Như trong hình trên, thống số là C20 (và trong hình dưới, nó là B25). Chữ cái đầu tiên là hiển thị các đường cong đặc tính tải. Có ba đường cong đặc tính tải (được sử dụng phổ biến) có sẵn là - B C & D:
- Đường đặc tính loại B nói rằng rằng dòng ngắn mạch của thiết bị nằm trong khoảng 3-5 lần dòng định mức (điều đó có nghĩa thời gian lỗi nhỏ hơn thời gian tác động nhanh, thích hợp bảo vệ các thiết bị nhạy cảm, thiết bị điện tử).
- Đường đặc tính loại C cho thấy dòng ngắn mạch nằm trong khoảng 5-10 lần dòng định mức và đối với đường đặc tính loại D là 10-20 lần.
Do vậy hãy cẩn trọng nhìn rõ thống số này khi chọn mua MCB. Đối với tải thuần trở (tải chiếu sáng bình thường) nó là đường đặc tính B. Đối với tải có cảm, (như bơm, động cơ...) nó là đường đặc tính C và đối với tải có cảm kháng cao hoặc tải có tính dung kháng nó là đường đặc tính loại D.
Chữ số tiếp là hiển thị dòng điện định mức của MCB, đơn vị là Ampere. Hình trên chỉ số nó là 20A. Dòng định mức của MCB rất quan trọng và nó cần tính chính xác.
Operating Voltage: nó là điện áp hoạt động của MCB với dòng điện định mức được nói đến. Đối với điện 3 pha, nó thường là 400V hoặc 415V. Đối với điện 1 pha nó là 230V hoặc 240V.
MCB Breaking Capacity: công suất giới hạn có thể định nghĩa là mức lớn nhất của dòng điện sự cố mà có thể an toàn. Nó được viết bằng số như trong hình ví dụ là 10000. Có nghĩa nó là 10000A = 10kA. Công suất giới hạn phải được chọn cao hơn mức có thể xảy ra khi có sự cố. Đối với ứng dụng mà mức lỗi ở đây không thể tính toán được, khuyến khích nên chọn 10KA.
Energy Class: MCB làm việc bình thường để giới hạn dòng điện hiện tại. Điều đó có nghĩa không chấp nhận lỗi tăng cao và tác động lỗi trước đó. Nhưng kể từ khi có một số lỗi trong quá trình sử dụng. dòng lỗi sẽ tạo ra năng lượng tồn tại trong hệ thống. để sử dụng MCB hiệu quả nó nên được giới hạn. Trên cơ sở mức của năng lượng này mà nó được xếp vào class 1, class 2, class 3. Ở ví dụ là class 3 là tốt nhất, nó cho phép giá trị cao nhất là 1.5L j/s
Status Indicator: nó chỉ thị trạng thái ON-OFF khi vận hành. Khuyên cáo không nên mua các sản phẩm MCB nếu không hiển thị tình trạng hoạt động ON-OFF, vì bạn sẽ không biết khi nào thiết bị dừng hay đang hoạt động. Điều này sẽ gây ra tai nạn về điện nếu bạn đang sửa điện mà trang thái đang là ON.
Operation Symbol: thông số này luôn được nhà sản xuất uy tín in sẵn. Nó hiển thị cơ chế hoạt động của MCB.
Additional Relevant Information: thông tin về điện áp xung, ISI... thường được in ở mặt bên MCB.
Catalog No: hầu hết các nhà sản xuất MCB đều đưa ra mã số sản phẩm MCB. Thông tin này hỗ trợ nếu bạn xem hàng trên website
Lưu ý: Tùy vào các hãng sản xuất mà dữ liệu in trên MCB được sắp xếp khác nhau so với liệt kê ở trên
Hiểu rõ thông số kỹ thuật của MCB rất quan trọng |
EmoticonEmoticon
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.