[Series] Hiệu chuẩn thiết bị đo lường (P2) - Hiệu chuẩn khác với điều chỉnh dải đo thế nào?

22:15
Nhắc lại về hiệu chuẩn thiết bị đo: Luôn luôn có đầu vào và đầu ra cho 1 thiết bi đo lường. Đối với cảm biến áp suất, đầu vào sẽ là áp suất chất lưu và đầu ra thường là một tính hiệu điện. Đối với mạch vòng chỉ thị, đầu vào là tín hiệu dòng điện 4-20mA và đầu ra sẽ là hiển thị người có thể đọc được. Đối với thiết bị điều khiển tốc độ động cơ đàu vào sẽ là tín hiệu điện và đầu ra là nguồn điện cho động cơ.
Hiệu chuẩn lại Transmitter (Transmitter Calibration)
Hiệu chuẩn lại Transmitter (Transmitter Calibration)
Hiệu chuẩn và thiết lập dải đo là hai công việc được hòa hợp để liên kết mối quan hệ giữa đầu vào tín hiệu đo lường và tín hiệu ra của nó thông qua các thiết lập. Đơn giản hơn có nghĩa là hiệu chuẩn cam kết các thiết bị đo lường cảm nhận chính xác các biến thực tế phục vụ cho quá trình đo lường và điều khiển. Còn điều chỉnh dải đo là thiết lập mối quan hệ mong muốn giữa đầu vào và đầu ra của thiết bị đo đó.

Hiệu chuẩn và điều chỉnh, thiết lập dải đo khác nhau như thế nào?

Cùng nhau nói sâu hơn về các định nghĩa để có thể phân biệt được điều này. Trước tiên là hiệu chuẩn một thiết bị đo có nghĩa là kiểm tra và điều chỉnh (nếu cần thiết) phản ứng của đầu ra tương ứng chính xác với đầu vào thông qua các thiết lập. Để làm được điều này người ta phải cho thiết bị đo tiếp xúc với 1 nguồn đầu vào kích thích đã biết một cách chính xác. Đối với một máy đo áp suất, chỉ thị hay Tranmitter áp suất, điều này có nghĩa thiết bị đo áp suất phải chịu 1 áp suất cụ thể để so sánh sự phản ứng của thiết bị đo với áp lực đã biết. Chúng ta không thể hiệu chuẩn đúng nếu không so sánh phản ứng của thiết bị đo với một kích thích vật lý đã biết.
Hiệu chuẩn khác hoàn toàn điều chỉnh dải đo
Điều chỉnh dải của một thiết bị đo có nghĩa thiết lập các giá trị trên và dưới của dải đo sao cho nó phản ứng với độ nhạy mong muốn khi đầu vào đổi mới. Ví dụ ,1 bộ biến đổi áp suất được thiết lập dải đo từ 0-200psi (0psi=4mA đầu ra; 200psi = 20mA đầu ra) có thể được điều chỉnh dải đo để đo 0 đến 150psi(0 psi = 4mA; 150 psi = 20mA).

- Đối với các thiết bị đo thuần gần giống với (analog), việc điều chỉnh dải đo có thể được thực hiện bằng cách hiệu chẩn lại, lúc này ta có thể đạt được cả 2 mục đích là hiệu chuẩn và điều chỉnh dải đo.

- Đối với thiết bị đo số, hiệu chỉnh và điều chỉnh dải đo thường là riêng biệt (ví dụ có thể điều chỉnh dải đo thiết bị đo số dù rằng không phải thực hiện hiệu chuẩn lại một cách đầy đủ), do vậy điều cần thiết là phải hiểu được khác biệt giữa hiệu chuẩn và điều chỉnh dải đo. Bài viết đã làm rõ vấn đề mà nhiều người hay nhầm và giúp mọi người biết được thiết lập dải đo hoàn toàn khác hiệu chuẩn.



Xem series bài viết về HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG phía dưới:





[Series] Hiệu chuẩn thiết bị đo lường (P2) - Hiệu chuẩn khác với điều chỉnh dải đo thế nào? [Series] Hiệu chuẩn thiết bị đo lường (P2) - Hiệu chuẩn khác với điều chỉnh dải đo thế nào?
910 1

Hiệu chuẩn và thiết lập dải đo khác nhau thế nào? Chúng ta sẽ làm rõ vấn đề để mọi người biết được thiết lập dải đo hoàn toàn khác hiệu chuẩn.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »

EmoticonEmoticon

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.